266 Lý Thường Kiệt,Phường 14, Quận 10,TP.HCM

    Khoa Điều trị đau VLTL- YHCT

    02/03/2023, 7:00

    Giới thiệu chung: 

    Khoa Điều trị Đau – VLTL – YHCT, Bệnh viện Trưng Vương là đơn vị Điều trị Đau được thành lập đầu tiên trong cả nước, với sự hợp tác giữa Sở Y Tế TP- HCM và Viện Chống Đau UPSA-  Pháp, và là đơn vị điều trị đau duy nhất tại Tp. Hồ Chí Minh kết hợp điều trị các bệnh lý đau do cơ xương khớp, loãng xương, đau do nguyên nhân thần kinh, do thoát vị đĩa đệm cột sống bằng thuốc và kết hợp các phương pháp không dùng thuốc của vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và y học cổ truyền.

    Đồng thời, Khoa tiếp nhận và điều trị đau cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

    Khoa có 3 bộ phận:

    • Điều trị đau 
    • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
    • Y học cổ truyền

    Nhân lực:

    Trưởng khoa: BS.CKI Huỳnh Đặng Bảo Cương

    Bao gồm 18 nhân sự:

    • 06 Bác sĩ
    • 06 Điều dưỡng
    • 06 Kỹ thuật viên

    Nhiệm vụ hoạt động: 

    I. Bộ phận điều trị Đau

           Khoa Điều trị Đau là khoa lâm sàng có nhiệm vụ:

    • Tiếp nhận người bệnh đến khám các bệnh lý đau do cơ xương khớp, đau do nguyên nhân thần kinh, đau sau Zona, loãng xương,…
    • Điều trị đau, chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
    • Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

     

    II. Bộ phận Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng:

    Khoa được bố trí ở nơi thuận tiện cho người cao tuổi, người tàn tật, khiếm khuyết di chuyển và đi lại.

    Khoa có nhiệm vụ:

    + Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bị khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật.

    + Khoa có đầy đủ các trang thiết bị:

    1.Vật lý trị liệu:

    Phục hồi các rối loạn về thần kinh, cơ xương khớp, duy trì gia tăng lực cơ và tầm vận động khớp bằng các kỹ thuật:

    + Sóng ngắn trị liệu

    + Siêu âm trị liệu

    + Điện trị liệu

    + Từ trường trị liệu

    + Sóng xung kích

    + Kéo dãn cột sống bằng máy

    + Laser công suất thấp nội mạch

    Đối tượng điều trị là các bệnh nhân đau do bệnh lý cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống, liệt do di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não…

    2. Hoạt động trị liệu:

    + Phục hồi khả năng đáp ứng của người bệnh, cải thiện chức năng vận động, sinh hoạt thường ngày.

    + Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ hỗ trợ và dụng cụ sinh hoạt nhằm giúp bệnh nhân thích nghi hơn trong đời sống hằng ngày.

    3. Điều trị Laser công suất thấp nội mạch:

    Điều trị cho các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn giấc ngủ, viêm đa khớp…

    III. Bộ phận Y học cổ truyền:

    • Khoa thực hiện khám, điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú.
    • Khoa y học cổ truyền phối hợp với các khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về y học cổ truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.
    • Các phương pháp điều trị:

    + Cấy chỉ (chôn chỉ, vùi chỉ…):

    Cấy chỉ là một là một phương pháp châm cứu mới – là bước phát triển cao của châm cứu, là sự kết hợp “hiệu quả” của hai nền y học: Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

    Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ tiêu (chỉ catgut, chỉ PDO Hàn/Nhật) vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut/PDO khi cấy vào huyệt có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hoá dinh dưỡng của cơ. Ngoài ra, nhờ sự kích thích liên tục của quá trình tự tiêu ở huyệt mà cấy chỉ cải thiện tuần hoàn máu vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ giúp người bệnh giảm đau, phục hồi liệt.

    + Châm cứu – Điện châm:

    Điện châm là phương pháp cho tác động dòng điện nhất định lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt. Phương pháp điện châm có đặc điểm: 

    • Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc.
    • Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.

    + Dùng thuốc Đông dược:

    Các bác sĩ y học cổ truyền tại khoa được đào tạo kết hợp điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền, vì vậy bệnh nhân đến với Khoa Điều trị Đau – Y học cổ truyền, bệnh viện Trưng Vương sẽ được tiếp cận điều trị kết hợp thuốc tân dược và đông dược nhằm mang lại hiệu quả điều trị điều trị tối ưu nhất nhưng hạn chế đến mức thấp nhất những tác dụng không mong muốn của thuốc.

    Chia sẻ