23/06/2022, 7:00
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 2022 tại Hội trường Bệnh viện Trưng Vương đã diễn ra buổi sinh hoạt Khoa học kỹ thuật quý II với 2 chủ đề: “Bước chuyển mình trong điều trị tăng huyết áp” do PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh trình bày và “Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường & giải pháp cân bằng hiệu quả và khả năng tiếp cận điều trị” do BS CKI Phạm Hoàng Vũ – Phụ trách Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trưng Vương trình bày, sau đó là phần thảo luận của buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật.
Đến tham dự buổi Sinh hoạt khoa học kỹ thuật có sự tham gia của:
+ BS CKII Huỳnh Ngọc Hớn – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương
+ TS BS Lê Nguyễn Quyền – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương
+ TS BS Lê Điền Nhi – Cố vấn Bệnh viện Trưng Vương
+ PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh
+ Ông Trần Quang Thuận – Công ty Dược
+ Ban lãnh đạo các khoa/ phòng Bệnh viện Trưng Vương
Cùng hơn 200 bác sĩ, sinh viên y khoa tại Bệnh viện Trưng Vương
Với chủ đề: “Bước chuyển mình trong điều trị tăng huyết áp” do PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh trình bày. PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí đã nhấn mạnh trong phần mở đầu trong chủ đề trên “TĂNG HUYẾT ÁP yếu tố nguy cơ số 1 của tử vong và tàn phế”. Những nội dung được PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí trình bày trong buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật:
“+ NCD Risk Factor Collaboration: Tần suất lưu hành, tiến bộ trong điều trị và kiểm soát tăng HA trên toàn cầu từ 1990 đến 2019
+ NCD Risk Factor Collaboration: Thay đổi từ 1990 đến 2019
+ Tại Việt Nam: Kiểm soát tăng huyết áp cần được chú ý hơn
+ Bước chuyển mình trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp những năm gần đây
+ Sợ chỉ đỏ trong bước chuyển mình
+ Phân tầng nguy cơ người bệnh tăng huyết áp (VSH/VNHA 2021)
+ Bắt đầu điều trị tùy theo mức huyết áp đo ở phòng khám
+ Đích HAPK cần đạt khi điều trị (mmHg)
+ Sơ đồ điều trị tăng huyết áp theo VSH/VNHA 2021
+ Thuốc điều trị lý tưởng
+ Ức chế men chuyển Angiostensin II giúp giãn mạch à Hạ huyết áp, đồng thời bảo tồn bradykinin mang lại tác động có lợi cho tim mạch
+ Phân tích gộp của Strauss ƯCMC giảm tử vong chung, tử vong tim mạch, suy tim trong khi CTTA có xu hướng tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
+ Phân tích gộp của Van Vark, ảnh hưởng của ƯCMC và CTTA trên tử vong do mọi nguyên nhân
+ ƯCMC so với CTTA: các phân tích gộp mới hơn
+ Ức chế men chuyển được khuyến cáo đầu tay
+ Perindopril arginine bảo vệ tim mạch ở nhiều đối tượng khác nhau
+ Perindopril arginine chống RLCN nội mô, tăng chun giãn mạch máu, giảm kích thước và ổn định mảng XV Ngừa NMCT (EUROPA)
+ Hiệu quả hạ huyết áp trong 24 giờ: tỉ lệ đáy đỉnh
+ Nghiên cứu Nedogoda: Kiểm soát huyết áp 24 giờ vượt trội
+ Các nhóm thuốc trong nhóm UwCMC có lợi ích không giống nhau
+ Perindopril arginine: nền tảng của các phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp”
Kết thúc phần trình bày PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí đã kết luận nội dung chính:
“+ Mục tiêu tối thượng của điều trị tăng huyết áp: bảo vệ cơ quan đích, ngăn ngừa biến cố tim mạch – Đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bước chuyển mình trong điều trị tăng huyết áp.
+ Các khuyến cáo quốc tế và của VSH nhấn mạnh việc lựa chọn thuốc phù hợp.
+ Perindopril arginine: Hiệu quả kiểm soát huyết áp suốt 24 giờ, chứng cứ thuyết phục trong bảo vệ cơ quan đích và ngăn ngừa tử vong/biến chứng. Nền tảng của điều trị tăng huyết áp ngay từ bước đầu tiên.”
Buổi Sinh hoạt Khoa học kỹ thuật tiếp tục với chủ đề “Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường & giải pháp cân bằng hiệu quả và khả năng tiếp cận điều trị”, do BS CKI Phạm Hoàng Vũ – Phụ trách Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trưng Vương.
Trong phần báo của BS CKI Phạm Hoàng Vũ – Phụ trách khoa Nội tiết Bệnh viện Trưng Vương đã trình bày những nội dung chính:
“+ Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới
+ Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
+ Đái tháo đường - Ảnh hưởng nhiều hơn tới các quốc gia đang phát triển
+ Yếu tố giá thành trong điều trị bệnh mãn tính
+ Yếu tố trong quản lý đái tháo đường
+ Tầm quan trọng của quản lý Đái tháo đường tuýp 2 trong chăm sóc ban đầu
+ Các hướng dẫn tiếp cận bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2
+ Danh mục thuốc thiết yếu của WHO 2019 trong điều trị đái tháo đường
+ Thuốc điều trị hàng thứ 2 sau Metformin
+ WHO PEN cập nhật 2021
+ Danh mục thuốc thiết yếu Bộ Y tế trong điều trị Đái tháo đường tuýp 2
+ Ưu tiên trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 hiện nay: điều trị với các thuốc thiết yếu + tự quản lý với dịch vụ hỗ trợ
+ Chọn thuốc có hiệu quả hạ đường huyết tốt
+ Những nguy cơ hạ đường huyết thấp
+ Bảo vệ Thận dài hạn
+ Advance, advance – on: Gliclazide làm giảm tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối
+ Giới thiệu về trang thông tin về bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường cho bệnh nhân Việt Nam: Ngaydautien”
Kết thúc phần trình bày BS CKI Phạm Hoàng Vũ kết luận phần trình bày chủ đề “Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường & giải pháp cân bằng hiệu quả và khả năng tiếp cận điều trị” như sau:
“+ Đái tháo đường là đại dịch toàn cầu, đang ngày càng gia tăng và là gánh nặng trên toàn thế giới và Việt Nam
+ Ưu tiên hiện tại là tối ưu hóa thuốc thiết yếu và có những dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân
+ Thuốc thiết yếu đang được sử dụng cho bệnh nhân dựa vào HIỆU QUẢ – AN TOÀN – CHI PHÍ HỢP LÝ
+ Ưu tiên lựa chọn điều trị được guideline khuyến cáo, vừa có bằng chứng về hiệu quả với độ an toàn được kiểm chứng với chi phí hợp lý”.
Buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với 2 chủ đề “Bước chuyển mình trong điều trị tăng huyết áp” và “Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường & giải pháp cân bằng hiệu quả và khả năng tiếp cận điều trị” tiếp tục diễn ra với phần thảo luận của Chủ tọa đàm gồm: BS CKII Huỳnh Ngọc Hớn – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, TS BS Lê Điền Nhi – Cố vấn Bệnh viện Trưng Vương, PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, BS CKI Nguyễn Hoàng Vũ – Phụ trách Khoa Nội tiết.
Trọng Hậu – Phòng Công tác xã hội