266 Lý Thường Kiệt,Phường 14, Quận 10,TP.HCM

    CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT KHOA HỌC VÀ HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN QUÍ III NĂM 2022

    28/07/2022, 7:00

    Vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng 7 năm 2022 tại Hội trường Bệnh viện Trưng Vương đã diễn ra buổi sinh hoạt Khoa học kỹ thuật quý III với chủ đề: “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản” do BS CKI Võ Ngọc Tình – Khoa Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương trình bày, sau đó là phần thảo luận của buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật.

    Đến tham dự buổi Sinh hoạt khoa học kỹ thuật có sự tham gia của:

    + TS BS Lê Nguyễn Quyền – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương

    + TS BS Lê Điền Nhi – Cố vấn Bệnh viện Trưng Vương

    + Ban lãnh đạo các khoa/ phòng Bệnh viện Trưng Vương

    Cùng hơn 200 bác sĩ, bác sĩ thực hành tại Bệnh viện Trưng Vương

    BS CKI Võ Ngọc Tình – Khoa Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương trình bày trong buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật quý III với chủ đề “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản

    Với chủ đề: “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản” do BS CKI Võ Ngọc Tình – Khoa Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương trong phần mở đầu của chủ đề đã trình bày về tổng quan “PC-AKI -> tăng creatinin huyết tương >0.3mg/dl (hoặc >26.5 μmol/l), hoặc >1.5 lần so với giá trị bình thường, trong vòng 48-72 giờ sau tiêm thuốc tương phản (đã loại trừ các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chức năng thận). Creatinin máu tăng cao nhất sau 5-7 ngày và hầu hết các trường hợp về bình thường sau 7-10 ngày. Là nguyên nhân gây AKI đứng hàng thứ 3 – Bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ tử vong/ có CIN: 7-34%.

    Sau đây là những nội dung chính trong phần trình bày chủ để “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản”:

    “ - Đặc tính: 99% thải qua thận, trong trường hợp bệnh nhân suy thận, khoảng 20% thuốc được thải trừ qua đường mật.

      - Cơ chế gây PC-AKI.

      - Yếu tố nguy cơ.

      - Bảng điểm Mheran ước tính nguy cơ xuất hiện CI -AKI ở bệnh nhân can thiệp mạch vành qua da.

      - Cần chuẩn bị gì để tránh nguy cơ PC-AKI?

       + Chuẩn bị bệnh nhân: Chụp cấp cứu, chụp theo lịch

      - Dự phòng PC-AKI

       + Nhóm bệnh nhân nào cần phải theo dõi và điều trị

       + Khuyến cáo chung cho Bệnh nhân có Egfr<60ml/phút

       + Trước chụp

       + N-Acetyl Cystein

       + Dự phòng PC-AKI (Trong lúc chụp, sau chụp)

      - Bệnh nhân lọc máu

      - Điều trị

      - Lọc máu dự phòng

    Trong phần trình bày chủ đề “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản” do BS CKI Võ Ngọc Tình trình bày đã kết luận:

    - Cần đánh giá và dự phòng tổn thương thận cấp trên nhóm Bệnh nhân có nguy cơ cao

      - Acetyl-cystein không còn được sử dụng được

      - Chú ý khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc tương phản

      - Không có chỉ định lọc máu để dự phòng tổn thương thận cấp trên nhóm bệnh nhân có suy giảm CN thận

    Buổi sinh hoạt khoa học và huấn luyện chuyên môn với chủ đề “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản” tiếp tục diễn ra với phần thảo luận của Chủ tọa đàm gồm: TS BS Lê Nguyễn Quyền – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, TS BS Lê Điền Nhi – Cố vấn Bệnh viện Trưng Vương, BS CKII Phan Thanh Hằng – Phó trưởng khoa Thận – Thận nhân tạo, BS CKI Võ Ngọc Tình – Khoa Thận – Thận nhân tạo.

    TS BS Lê Nguyễn Quyền – Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương trao đổi trong phần thảo luận của buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật chủ đề “Tổn thương thận cấp do thuốc tương phản

                                                          Trọng Hậu – Phòng Công tác xã hội

    Nguồn hình ảnh: BS CKI Phạm Duy Tiến – Khoa Thận – Thận nhân tạo

     

    BS CKI Võ Ngọc Tình – Khoa Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương 

    BS CKI Võ Ngọc Tình tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2010 và tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa 1 chuyên ngành Nội tổng quát tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.

    Với hơn 11 năm hoạt động trong khám chữa bệnh trong lĩnh vực Nội Thận, Tiết niệu, Thận Nhân Tạo -  Lọc máu ngắt quãng và Lọc máu hấp phụ độc chất, Thẩm phân phúc mạc, điều trị và thực hiện sinh thiết thận với các bệnh lý cầu thận, bệnh lý toàn thân tác động thận. Ngoài ra BS CKI Võ Ngọc Tình còn phụ trách công đoàn Khoa Thận – Thận nhân tạo, tích cực hoạt động trong công tác đào tạo của Khoa Thận – Thận nhân tạo và Bệnh viện Trưng Vương.

    Các chương trình điều trị của của Thận – Thận Nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương

    Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thận - tiết niệu (nội và ngoại trú):

    • Nhóm bệnh tổn thương thận cấp, bệnh thận mạn.
    • Nhóm bệnh lý cầu thận (hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng thận, bệnh lý vi cầu thận cấp-mạn…).
    • Nhóm bệnh lý đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu, sỏi đường tiết niệu…).

     Các kỹ thuật thực hiện được:  

    • Chạy thận nhân tạo cấp cứu và chu kỳ: là 1 trong 10 kỹ thuật thực hiện nhiều nhất của toàn bệnh viện.
    • Lọc máu hấp phụ các độc chất với màng lọc than hoạt Absorba 300.
    • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (đùi, cảnh trong).
    • Đặt catheter hầm có cuff: là kỹ thuật chuyên sâu trong lọc máu.
    • Lọc màng bụng ngắt quãng (CAPD).

    Lọc màng bụng liên tục bằng máy (APD): là kỹ thuật mới được triển khai từ năm 2020, giúp giải quyết một số bệnh nhân cần lọc màng bụng sớm

    Chia sẻ