266 Lý Thường Kiệt,Phường 14, Quận 10,TP.HCM

    HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2022

    23/11/2022, 7:00

    Sáng ngày 23 tháng 11 tại Hội trường Bệnh viện Trưng Vương đã diễn ra Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2022 với nội dung về “Cập nhật kiến thức và các nghiên cứu trong lĩnh vực Nội khoa, Ngoại khoa và chuyển đổi số trong y tế”.

    Hội nghị Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Trưng Vương năm 2022 có sự tham dự của:

    • BS CKII Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh..
    • GS TS BS Nguyễn Công Minh - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    • TS BS Lê Điền Nhi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    • Ban Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương
    • Các Giáo sư, Bác sĩ khách mời.
    • Đại diện các công ty Dược và các cơ quan truyền thông.
    • Trưởng, phó Khoa/ phòng Bệnh viện Trưng Vương.
    • Và đại diện nhân viên y tế tại Bệnh viện Trưng Vương.

    Chủ tọa đoàn Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2022 gồm:

    • BS CKII Huỳnh Ngọc Hớn – Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Trưng Vương.
    • TS BS Lê Nguyễn Quyền - Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương.
    • BS CKII Nguyễn Trí Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương.
    • TS BS Lê Điền Nhi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

    Với chủ đề “Khảo sát tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thay thế thận tại Khoa Thận - Thận nhân tạo Bệnh viện Trưng Vương” do BS CKII Phan Thanh Hằng chủ nhiệm đề tài và thành viên tham gia: BS CKI Võ Ngọc Tình, BS CKI Phạm Thị Như Ngọc. 

    Trong phần trình bày BS CKII Phan Thanh Hằng đã giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Xác định tỉ lệ Loãng xương ở BN STMGĐC điều trị TTT” và “Xác định mối liên hệ giữa nồng độ Ca, P, PTH máu và một số yếu tố với tình trạng loãng xương ở BN STMGĐC điều trị TTT”.

    BS CKII Phan Thanh Hằng đã đưa ra kết luận về chủ đề “Khảo sát tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thay thế thân tại Khoa Thận - Thận nhân tạo Bệnh viện Trưng Vương” về các đặc điểm “Đặc điểm chung về nhân trắc, đặc điểm chung về đồng mắc, đặc điểm chung về bệnh thận mạn, đặc điểm chung về CALCI ION HÓA – PHOSPHO – PTH, mật độ xương, tỉ lệ loãng xương, mối liên hệ giữa loãng xương và một số yếu tố”, hạn chế và kiến nghị của đề tài.

    Chủ đề “ Khảo sát phù hoàng điểm trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường bằng chụp cắt lớp cố kết quang học (OCT)” do BS CKII Cao Ngọc Diệm trình bày đã giới thiệu về mục tiêu của chủ đề nghiên cứu “Trong số các bệnh nhân ĐTĐ nhất là type 2, phù HĐ là nguyên nhân gây giảm thị lực thường gặp nhất”, “Có 2 kỹ thuật khảo sát HĐ :RTA (Retinal Thickness Analyzer) OCT (Optical Coherence Tomography)” và “12/2018,  Khoa Mắt Bệnh viện Trưng Vương đã được trang bị máy chụp OCT nên chúng tôi có điều kiện để thực hiện nghiên cứu này”.

    Trong phần kết luận của chủ đề nghiên cứu BS CKII Cao Ngọc Diệm đã kết luận về “Tỷ lệ phù hoàng điểm; Tương quan giữa độ dày hoàng điểm và thị lực có chỉnh kính; Khả năng phát hiện phù hoàng điểm của khám lâm sàng so với OCT và hướng nghiên cứu tiếp tục của chủ đề”.

    BS CKII Võ Đức Tâm trình bày chủ đề “Kết quả sớm điều trị không phẫu thuật bệnh viêm túi thừa đại tràng tại Bệnh viện Trưng Vương”, chủ đề đã giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu về “Mô tả đặc điểm Lâm sàng, Cận lâm sàng bệnh VTTĐT tại Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019” và “Xác định tỷ lệ thành công và biến chứng của phương pháp điều trị không phẫu thuật bệnh VTTĐT”.

    Trong phần kết luận chủ đề “Kết quả sớm điều trị không phẫu thuật bệnh viêm túi thừa đại tràng tại Bệnh viện Trưng Vương” BS CKII Võ Đức Tâm đã đưa ra kết luật về “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh VTTĐT” và “Kết quả điều trị không phẫu thuật bệnh VTTĐT” và các kiến nghị.

    Chủ đề “Chuyển đổi số trong quản lý bệnh viện” do ThS Đặng Thanh Hùng - Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Bệnh viện Nhi đồng 1 trình bày về những nội dung chính như: “Công nghệ số - Chuyển đổi số trong y tế; Quá trình chuyển đổi số; Một số sản phẩm tiêu biểu ứng dụng số hóa - chuyển đổi số; Vấn đề trong chuyển đổi số; Kế hoạch trung hạn và tầm nhìn dài hạn chuyển đổi số trong bệnh viện”.

    ThS ĐD Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trình bày chủ đề “Khảo sát quy trình - thủ tục nhập viện tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trưng Vương” đã giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Thời gian trung bình của quy trình nhập viện: Tổng thời gian, thời gian Bác sĩ hoàn thành hồ sơ nhập viện, thời gian bệnh nhân hoàn tất thủ tục nhập viện, thời gian hoàn tất số hồ sơ bệnh án, thời gian bệnh nhân hoàn thành vào khoa nội trú” và “Các yếu tố liên quan đến thời gian trung bình của quy trình nhập viện”.

    Trong phần kết luận ThS ĐD Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã đưa ra các kết luận như: “Thời gian trung bình giai đoạn từ thông báo nhập viện đến hoàn tất bệnh án giảm 11,18 phút sau so với trước chuyển đổi công năng; Thời gian trung bình giai đoạn bệnh nhân thực hiện thủ tục nhập viện đem về phòng khám tăng 22,63 phút sau so với trước chuyển đổi công năng; Thời gian hoàn tất thủ tục nhập viện trước chuyển đổi là 13,06 phút; sau chuyển đổi công năng là 8 phút; Thời gian chuyển bệnh trước chuyển đổi là 9,18 phút; sau chuyển đổi công năng là 7,67 phút; Không có sự liên quan giữa các đặc điểm của bệnh nhân nhập viện đến thời gian TB của giai đoạn làm bệnh án; Có sự liên quan giữa yếu tố phòng khám chuyên khoa đến thời gian TB của giai đoạn hoàn tất bệnh án + thủ tục nhập viện. PK Ngoại khoa có hoàn tất thời gian lâu nhất; Có sự liên quan giữa yếu tố vị trí khoa nhập viện với thời gian TB của giai đoạn chuyển bệnh”.

    Đồng thời trong phần kết luận nhóm tác giả đã đưa ra so sánh trước và sau chuyển đổi công năng và tháng 9 năm 2022: “Thời gian trung bình giai đoạn từ thông báo nhập viện đến hoàn tất bệnh án: 20,5 phút; 9,32 phút; 7,29 phút; Thời gian hoàn tất thủ tục nhập viện: 13,06 phút; 8 phút; 7,96 phút; Thời gian chuyển bệnh: 9,18 phút; 7,67 phút; 7,88 phút; Tổng thời gian: 6,55 phút; 81,60 phút; 23,13 phút” và đưa ra các kiến nghị cho đề tài.

    Với chủ đề “Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống có đa tầng bằng phương pháp lấy nhân đệm và làm cứng lối trước” do BS CKII Phạm Ngọc Anh đã giới thiệu về mục tiêu của chủ đề nghiên cứu “Đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật theo JOA cải tiến và Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả sau phẫu thuật”.

    Trong phần kết luận của chủ đề BS CKII Phạm Ngọc Anh đã đưa kết luận về “Kết quả điều trị: Lân sàng, biến chứng” và “Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật”.

    Chủ đề “Khảo sát kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học năm 2022” do ThS Vũ Thị Bích Huyền - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Truyền máu huyết học trình bày. Trong phần mở đầu ThS Vũ Thị Bích Huyền đã giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu của chủ đề “Xác định tỉ lệ bác sĩ và điều dưỡng có kiến thức đạt và thái độ tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Truyền máu Huyết học năm 2022” và “Khảo sát mối liên quan đến kiến thức và thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Truyền máu Huyết học năm 2022”.

    Với chủ đề “Nhân một trường hợp u sợi thần kinh khổng lồ” do BS CKI Võ Kế Đạt trình bày những nội dung tổng quan về NEUROFIBROMATOSIS (NF) và Case lâm sàng tại Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương.

    Trong phần kết luận BS CKI Võ Kế Đạt đã đưa ra một số kết luận như: “U sợi thần kinh khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp thuộc tuýp NF1 trong bệnh u sợi thần kinh, phần lớn là lành tính. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng với sự hỗ trợ từ chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học, phẫu thuật được xem là tối ưu đối với những khối u có kích thước lớn. Việc can thiệp mạch nên được thực hiện trước phẫu thuật để hạn chế tối đa mất máu, cần phối hợp các chuyên khoa để chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp.”

    Thực hiện: Trọng Hậu

    Chia sẻ