266 Lý Thường Kiệt,Phường 14, Quận 10,TP.HCM

    Kỹ thuật đặt Catheter đối với bệnh nhân chạy Thận của khoa Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương

    15/06/2022, 7:00

    Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp bạn có thể tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường.

    Lọc máu là phương pháp điều trị thay thế chức năng của thận khi thận bị suy giảm chức năng. Có hai phương pháp lọc máu bao gồm:

    + Chạy thận nhân tạo: Máu của bạn được đưa qua một bộ lọc bên ngoài cơ thể, được làm sạch và sau đó được đưa vào cơ thể bạn. Điều này được thực hiện tại một cơ sở lọc máu.

    + Lọc màng bụng: Máu của bạn được làm sạch bên trong cơ thể. Sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã suy yếu. Một dung dịch đặc biệt được đưa vào bụng của bạn để hấp thụ chất thải từ máu đi qua các mạch máu nhỏ trong khoang bụng của bạn. Dung dịch này sau đó được dẫn lưu đi. Lọc màng bụng thường được thực hiện tại nhà.

    Với một bệnh nhân suy thận cần phải chạy thận nhân tạo định kỳ thì đường mạch máu dùng để chạy thận luôn là vấn đề quan trọng.

    Khi có chỉ định điều trị thay thế chức năng thận, người bệnh cần có đường mạch máu sẵn sàng, lâu dài, thường là thông động tĩnh mạch ở tay. Hiện tại, đa số người bệnh khi có chỉ định lọc máu đều không có đường mạch máu sẵn có. Để thực hiện được lọc máu cấp cho các bệnh nhân này thì cần thiết phải có một đường vào mạch máu tạm thời. Điều này được thực hiện bằng việc đặt xuyên qua da một catheter vào trong một mạch máu lớn ở đùi hoặc cảnh trong. Sử dụng catheter, có cuff, tạo đường hầm mang lại nhiều lợi ích: có thể sử dụng ngay sau khi đặt, độ ổn định cao, tuổi thọ của đường mạch máu khoảng 3-9 tháng phù hợp cho việc thiết lập đường mạch máu lâu dài.

    Kỹ thuật đặt catheter 2 nòng có cuff, tạo đường hầm để bệnh nhân chạy thận thường được thực hiện khi:

    - Tạo đường mạch máu chạy thận tạm thời đối với bệnh nhân: suy thận cấp, chuẩn bị ghép thận, thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).

    - Dùng hỗ trợ khi đường mạch máu thông động tĩnh mạch – AVF của bệnh nhân đang chạy thận gặp vấn đề, hay tắc catheter lọc màng bụng của bệnh nhân thẩm phân phúc mạc.

    - Sử dụng trong thời gian chờ đường mạch máu thông động tĩnh mạch – AVF trưởng thành để chạy thận cho bệnh nhân.

    - Sử dụng là đường mạch máu chạy thận lâu dài khi bệnh nhân: chống chỉ định tạo thông động tĩnh mạch hoặc thất bại trong làm thông động tĩnh mạch.

    Kỹ thuật đặt cathter 2 nòng có cuff, tạo đường hầm là một thủ thuật cần thao tác tỉ mỉ, độ khó cao – một kỹ thuật chuyên sâu trong chuyên ngành Thận nhân tạo.

    Chuẩn bị bệnh nhân, sát khuẩn vùng da đặt Catheter
    Chuẩn bị dụng cụ Catheter hầm có Cuff và đầu dò siêu âm mạch máu
    Khảo sát mạch máu bằng siêu âm
    Luồn dây dẫn vào tĩnh mạch cảnh trong (cổ bên phải)
    Luồn dây dẫn vào tĩnh mạch cảnh trong (cổ bên phải)
    Tạo đường hầm dưới da
    Đã thiết lập xong catheter có cuff tạo đường hầm dưới da

     BS.CKII Phan Thanh Hằng - Phó Trưởng khoa Thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương 

    BS.CKII Phan Thanh Hằng tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa năm 2007 trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II năm 2021 tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

    Với hơn 12 năm hoạt động khám chữa bệnh trong lĩnh vực Thận - Thận nhân tạo, BS CKII Phan Thanh Hằng có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý như: điều trị các bệnh lý nội thận, tiết niệu, thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc ngắt quãng và thẩm phân phúc mạc liên tục bằng máy, lọc máu hấp phụ các độc chất, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt catheter có cuff tạo đường hầm dưới da, sinh thiết thận. BS CKII Phan Thanh Hằng luôn làm việc với sự tận tâm, chăm sóc người bệnh hết lòng, luôn xem người bệnh như người thân của mình, luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng người bệnh, giúp tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh trong quá trình điều trị.

     

    BS Trần Thị Anh Thư - Khoa Thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương

    BS Trần Thị Anh Thư tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa năm 2017 tại trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

    Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong hoạt động khám chữa bệnh trong lĩnh vực Thận - TNT, BS Trần Thị Anh Thư có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị các bệnh như: điều trị các bệnh lý nội thận, tiết niệu, thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc ngắt quãng và thẩm phân phúc mạc liên tục bằng máy, lọc máu hấp phụ các độc chất, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt catheter có cuff tạo đường hầm dưới da, sinh thiết thận. BS Trần Thị Anh Thư luôn làm việc với sự tận tâm, chăm sóc người bệnh hết lòng, luôn xem người bệnh như người thân của mình, luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng người bệnh, giúp tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh trong quá trình điều trị.

    Các chương trình điều trị của của Thận – Thận Nhân tạo, Bệnh viện Trưng Vương

     Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thận - tiết niệu (nội và ngoại trú):

    • Nhóm bệnh tổn thương thận cấp, bệnh thận mạn
    • Nhóm bệnh lý cầu thận (hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng thận, bệnh lý vi cầu thận cấp-mạn…)
    • Nhóm bệnh lý đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu, sỏi đường tiết niệu…)

     Các kỹ thuật thực hiện được:  

    • Chạy thận nhân tạo cấp cứu và chu kỳ: là 1 trong 10 kỹ thuật thực hiện nhiều nhất của toàn bệnh viện.
    • Lọc máu hấp phụ các độc chất với màng lọc than hoạt Absorba 300.
    • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (đùi, cảnh trong).
    • Đặt catheter hầm có cuff: là kỹ thuật chuyên sâu trong lọc máu.
    • Lọc màng bụng ngắt quãng (CAPD)
    • Lọc màng bụng liên tục bằng máy (APD): là kỹ thuật mới được triển khai từ năm 2020, giúp giải quyết một số bệnh nhân cần lọc màng bụng sớm

    Thực hiện: BS CKII Phan Thanh Hằng, BS Trần Thị Anh Thư và điều dưỡng khoa Thận - TNT.

    Phối hợp thực hiện: Trọng Hậu - Phòng Công tác xã hội

    Chia sẻ