26/10/2024, 7:00
Bác sĩ ơi, thời gian gần đây tôi hay bị nổi các mẫn ngứa rải rác toàn thân, lúc có lúc không. Uống thuốc thì hết rồi vài tuần sau lại bị. Tôi có đi xét nghiệm máu và được cho biết là nhiễm sán chó. Vậy tôi phải làm sao?
Bệnh nhiễm sán chó là gì?
Nhiễm sán chó đúng ra phải được gọi là nhiễm giun đũa chó mèo vì bệnh gây ra bởi loài giun tròn tên là Toxocara sống ký sinh trên chó hoặc mèo. Toxocara canis sống ký sinh trong ruột non của chó, gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 - 20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng.
Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 - 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do tập quán ăn thức ăn dính phải đất bẩn. Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ “chu du” trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người nhiễm giun thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.
Khi nhiễm giun đũa chó mèo thì có triệu chứng ra sao?
Những người bị nhiễm bệnh có thể mắc hai loại thể bệnh Toxocariasis:
Tuy nhiên thông thường thì ít khi có triệu chứng, hoặc chỉ là mệt mõi, ngứa và hồng ban ngoài da kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
Khi nào tôi được chẩn đoán là nhiễm giun đũa chó mèo?
Để chẩn đoán là mắc bệnh giun đũa chó mèo, các bác sĩ sẽ dựa trên:
Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó thì tôi có mắc bệnh nhiễm sán chó không ?
Xét nghiệm kháng thể kháng giun đũa chó mèo Toxocara thể hiện tình trạng của cơ thể từng tiếp xúc với giun đũa chó mèo. Việc tiếp xúc này có thể đã rất lâu trước đó và nay không còn nữa, nhưng kháng thể thì vẫn còn rất lâu (thường là nồng độ kháng thể sẽ xuống thấp). Ngoài ra như tất cả các xét nghiệm kháng thể khác, kết quả có thể dương giả do phản ứng chéo với các loại kháng nguyên khác. Như vậy để chần đoán nhiễm giun đũa chó mèo thường phải được kết hợp với các yếu tố như: tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, có triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh cho thấy nghi ngờ giun di chuyển trong các cơ quan, nội tạng và có liên quan đến dịch tễ tiếp xúc chó mèo (nhất là chó con dưới 6 tháng)
Tôi hay bị nổi dị ứng da và có nuôi chó mèo, vậy tôi có nên đi xét nghiệm máu bệnh sán chó không?
Các bệnh dị ứng ngoài da có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tập trung vào khả năng do cơ thể phản ứng với các kháng nguyên lạ mà cơ thể chúng ta bị tiếp xúc. Các kháng nguyên này có thể qua đường ăn uống như hải sản, thịt bò, bia rượu,… hoặc thuốc mà chúng ta dung để trị bệnh. Ngoài ra còn có thể qua tiếp xúc như lông chó mèo, bụi nhà, phấn hoa,… Mỗi bệnh nhân dị ứng với từng loại kháng nguyên riêng biệt, nên cần lưu ý tránh tiếp xúc các kháng nguyên này phát hiện ra kháng nguyên mà mình bị dị ứng.
Như vậy khi có các triệu chứng dị ứng da, bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng và khi các chuyên khoa này nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng thì sẽ được giới thiệu đến khám tại các bác sĩ Truyền nhiễm để được khảo sát. Tránh việc tự đi làm xét nghiệm và hoang mang khi nhận kết quả kháng thể kháng ký sinh trùng.
Thực hiện: BS CKII Bùi Trọng Hợp - Trưởng khoa Nhiễm